Ý nghĩa của lì xì ngày tết và bài học dạy trẻ
Đã từ rất lâu, lì xì trở thành một tục lệ không thể thiếu trong những ngày Tết. Mừng tuổi không giới hạn trong ngày mùng 1 mà còn có thể kéo dài sang ngày mùng 2, 3 cho tới mùng 10. Trong suốt những ngày Tết này, có lẽ, điều mà những đứa trẻ luôn chờ đợi và háo hức nhất là được người lớn tặng cho một chiếc bao lì xì đỏ chót, bên trong chứa những đồng tiền xanh đỏ đẹp mắt khiến chúng vui vẻ và hạnh phúc hơn bao giờ hết. Những bao lì xì đỏ là tượng trưng cho những lời chúc tốt đẹp và may mắn.
Số tiền trong mỗi bao lì xì dù ít hay nhiều đều được coi là món quà tinh thần trong dịp đầu năm mới, có ý nghĩa biểu trưng cho một năm mới tốt đẹp và sung túc. Ý nghĩa của một chiếc bao lì xì không nằm ở số lượng là bao nhiêu mà chính là ở những thông điệp mà nó muốn gửi gắm tới người được nhận.
Tục mừng tuổi đầu năm đã lưu truyền từ năm này qua năm khác và cho đến tận bây giờ vẫn được gìn giữ. Dù cho thời gian có trôi đi thì sự mong mỏi được nhận chiếc bao lì xì trong ngày đầu năm vẫn không thay đổi, nhất là đối với những đứa trẻ.
Lì xì đầu năm mới là một nét văn hóa đẹp và không thể thiếu trong Tết cổ truyền của người Việt Nam.Dạy trẻ về truyền thống, biết quý trọng đồng tiền, chi tiêu hợp lý… là những bài học chúng ta có thể truyền tải thông qua bao lì xì ngày Tết.
Lì xì ngày Tết xuất phát từ câu chuyện kể ông Bụt tặng trẻ một phong bao lì xì đỏ đựng những đồng xu để tránh quỷ dữ đến gây rối khi ông Táo lên chầu trời. Ông bụt dặn gia đình đặt ở dưới gối khi cháu nhỏ ngủ. Quỷ dữ xuống phá trẻ con sẽ bị ánh sáng của đồng tiền Phật làm cho chói mắt. Vì thế, chúng sợ mà bỏ chạy. Sau này, mọi người lớn trong gia đình cũng làm theo Bụt, cứ đến Tết là tặng trẻ những đồng xu nhỏ để xua đuổi quỷ dữ.
Cha mẹ dạy con cảm ơn khách khi nhận bao lì xì bằng những câu chúc như “Chúc mừng năm mới/ An khang thịnh vượng/ Sức khỏe dồi dào/ Gặp nhiều may mắn”. Đó là những câu chúc đơn giản, dễ học và phù hợp với hầu hết mọi người.
Trẻ có quyền được nhận với thái độ và cử chỉ trân trọng, đúng mực, lễ phép. Không nên đòi lì xì trước mặt khách.
Hành động xấu chắc chắn sẽ làm cho khách cảm thấy khó chịu. Cha mẹ có thể dặn con là những đồng tiền này dùng để xua đuổi quỷ dữ khi con ngủ. Vì thế, con tuyệt đối không được xé bọc lì xì ra. Con có thể gửi mẹ cầm giúp hoặc cha mẹ chuẩn bị cho con một chiếc túi nhỏ để đựng phong bao lì xì. Khi trở về nhà, con cần cho tất cả phong bao đó vào trong một chiếc túi và đặt dưới gối ngủ của con.
Cha mẹ cần dạy trước con cách cảm ơn khi nhận phong bao lì xì. Những câu cảm ơn lễ phép của trẻ sẽ khiến tất cả mọi người cảm thấy hài lòng.
Khi tịch thu lì xì của con, cha mẹ có thể khiến con trở nên ấm ức , khó chịu, tỏ rõ thái độ không phục đối với cha mẹ. Cha mẹ có thể giúp con cất lì xì hoặc khéo léo bàn bạc với con, đừng để chúng hoàn toàn tự quyết việc tiêu khoản tiền này.
Cách cha mẹ dạy con giữ gìn lì xì không nhăn nhúm, rách mép cũng để rèn tính cách cẩn thận và biết trân trọng đồng tiền hơn.
Khi Tết đã thực sự kết thúc, cha mẹ cần giúp con mở chiếc túi đựng lì xì ra và thu gom số tiền lì xì được nhận. Nếu các con đã đến tuổi sử dụng tiền, thường là lớp 3 trở lên, cha mẹ cần dạy con cách sử dụng hợp lý số tiền lì xì đó. Cách thức đơn giản là yêu cầu con lên kế hoạch sử dụng số tiền đó, tham khảo trước giá cả, lập bảng chi phí cụ thể.
Điện thoại: 0243.9767778 – 0929.656.959 – 0983.418183 – 0978.858.829
HỆ THỐNG MẦM NON BIBI
Đc: số 2 Ngách 3 Ngõ 107 Phố Lĩnh Nam – Hoàng Mai – Hà Nội
Đt: 0243.9767778 – 0929.656.959 – 0983.418183 – 0978.858.828
Email: vuanhtuanbibi@gmail.com
Website: truongmamnonbibi.edu.vn